Chi tiết dịch vụ

Theo dõi sức khỏe định kỳ nhi – sơ sinh

Trong quá trình phát triển của trẻ, một vài sự rối loạn phát triển và bệnh tật sẽ xuất hiện ở những lứa tuổi nhất định nên rất cần khám theo thời định. Nhờ quy định khám bao gồm các phần hỏi bệnh, nhìn – sờ – gõ – nghe và các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X – quang... sẽ giúp sàng lọc và hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường của trẻ, đưa ra những hướng tư vấn, điều trị kịp thời với cha mẹ của trẻ.

Bé dù khỏe mạnh hay ốm yếu vẫn cần được các bác sĩ kiểm tra theo dõi thường xuyên. Ngay cả trong trường hợp mà lần khám trước cho kết quả khám bình thường, thì cha mẹ cũng không nên bỏ qua các lần khám sau.

Khám sức khỏe định kỳKhám sức khỏe định kỳ
 

 

Nên cho bé đi khám định kỳ

Lịch kiểm tra sức khỏe trong năm đầu đời của bé tốt nhất là định kỳ một hoặc hai tháng. Điều này cho phép bác sĩ theo dõi sự phát triển và tăng trưởng của bé, đảm bảo rằng bé đang phát triển bình thường về mọi mặt. Bé cần được tiêm phòng đúng lịch và khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Cho bé đi khám sức khỏe định kỳ là biện pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé.
Cho bé đi khám sức khỏe định kỳ là biện pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé.
Cụ thể, bé nên được đi khám sức khoẻ định kỳ theo lịch như sau:

- 6 tuần: kiểm tra sức khoẻ, sự phát triển và đặc biệt về khả năng nhìn của bé.

- 2 tháng: tiêm phòng lần 1: bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib, bại liệt và viêm màng não.

- 3 tháng: tiêm phòng lần 2: nhắc lại

- 4 tháng: tiêm phòng lần 2: nhắc lại

- 6 – 9 tháng: kiểm tra sức khoẻ, sự phát triển và đặc biệt về khả năng nghe.

- 12 -15 tháng: tiêm phòng quai bị, sởi và ban đỏ

- 18 – 14 tháng: kiểm tra sức khoẻ, sự phát triển

- 36 – 42 tháng: kiểm tra sức khoẻ, sự phát triển

- 40 tháng – 4 tuổi rưỡi: tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, quai bị, sởi và ban đỏ

- 4 tuổi rưỡi – 5 tuổi: kiểm tra tổng quát tại trường học.

Đây là lịch kiểm tra sức khỏe đầy đủ, tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế và thời gian cho phép mà các mẹ có thể chọn cho bé lịch kiểm tra phù hợp nhất.

Cho bé ăn no và mặc quần áo rộng rãi trước khi đi khám.
Cho bé ăn no và mặc quần áo rộng rãi trước khi đi khám.
Chuẩn bị cho bé đi khám định kì

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé cũng là dịp để các mẹ được giải tỏa các thắc mắc và trở về với các lời khuyên hữu ích về cách chăm sóc bé yêu của mình chu đáo nhất. Các mẹ nên chú ý một số điểm:

- Chọn thời gian thích hợp: Khi lên lịch hẹn với bác sĩ, bạn nhớ lưu ý tránh giờ ngủ, giờ ăn và giờ hay khóc quấy của bé. Hãy chọn lúc phòng khám tương đối vắng và thoáng, cố gắng tránh phòng phám giờ cao điểm.Buổi sáng thường vắng vẻ hơn khi các trẻ lớn phải đi học, nên nói chung, hãy chọn khám bệnh cuối buổi sáng hơn là vội vã lúc 4:00 chiều.

- Cho bé ăn trước khi đi: Một bệnh nhi đói bụng sẽ khóc quấy khiến bác sĩ khó khám bệnh. Cho nên hãy cho bé ăn no trước khi đưa bé đến phòng mạch bác sĩ. Nhớ mang theo một ít thức ăn dặm nhẹ và cho bé ăn ngay khi bé bắt đầu bú tay. Tuy nhiên, đừng quên rằng nếu cho bé ăn quá no ngay trước buổi khám sức khỏe, bé có thể sẽ bị nôn ọe khi bác sĩ bắt đầu.

- Cho bé mặc đồ rộng thoải mái: Chuẩn bị đồ cho bé khám bệnh, hãy nghĩ đến 2 tiêu chí: dễ mặc vào và dễ thay ra. Các mẹ không nên chọn các bộ quần áo có nhiều nút và khuy hay quá ôm sát cũng rất khó mặc và cởi ra nhanh chóng.

- Viết các câu hỏi ra giấy: Thời gian gặp bác sĩ không có quá dư dả để các mẹ có thể được giải đáp toàn bộ thắc mắc nên hãy chuẩn bị những câu hỏi thật cần thiết thay vì lan man. Để tránh việc bỏ sót vì cuống, các mẹ có thể viết danh sách các câu hỏi ra giấy và nhớ mang theo một chiếc bút để viết nhanh câu trả lời của bác sĩ vào bên cạnh câu hỏi cũng như ghi lại đầy đủ các lời hướng dẫn tư vấn khác.

- Tin tưởng vào bản năng làm mẹ: Hãy nhớ rằng bác sĩ chỉ khám cho bé mỗi tháng một lần trong khi bạn quan sát bé lớn lên từng ngày. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận thấy một số điều mà bác sĩ không thấy. Nếu bạn cảm thấy có điều không ổn cho bé, kể cả khi chưa chắc chắn là điều gì, thì các mẹ vẫn nên nói cho bác sĩ biết. Đôi khi trực giác của người mẹ là công cụ chẩn đoán bệnh tốt nhất cho bé.

Dịch vụ khác

Đo điện tâm đồ (ECG)

Đo điện tâm đồ (ECG)

Điện tâm đồ là một xét nghiệm không xâm lấn (không cần phải...

Xem thêm

Tầm soát và điều trị các bệnh mãn tính (cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu)

Tầm soát và điều trị các bệnh mãn tính (cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu)

Bình thường trong hồng cầu ở máu có chất vận chuyển oxy gọi là...

Xem thêm

Tầm soát nguy cơ đột ngụy, nhồi máu cơ tim

Tầm soát nguy cơ đột ngụy, nhồi máu cơ tim

TẦM SOÁT BỆNH TIM MẠCH Theo Tổ chức Y tế Thế giới , trên...

Xem thêm

Nội hô hấp tai – mũi – họng

Nội hô hấp tai – mũi – họng

Khám, tư vấn, điều trị nội và ngoại trú bệnh lý hô hấp và...

Xem thêm

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim, đau ngực…

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim, đau ngực…

Các bác sỹ chuyên khoa Tim mạch phối hợp chặt chẽ với chuyên khoa...

Xem thêm